SGP2020 show

SGP2020

Summary: Kênh Khám Phá: https://open.spotify.com/show/32NpfUOKQ6nAWXnTrS2LEN FB Group: https://www.facebook.com/groups/755648222930428 Kênh Học Bổng: https://open.spotify.com/show/3x9HLK3PgNzZrarDsM6XF5

Podcasts:

 [s30e76] Hoàng Thi Thơ, Phạm Duy, Song Ngọc, Anh Bằng, Đăng Khánh # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:46

Hoàng Thi Thơ, Phạm Duy, Song Ngọc, Anh Bằng, Đăng Khánh [1]

 [s30e75] Trầm Tử Thiêng # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:24:27

Ở Hoa Kỳ, ông cộng tác với Trung tâm Mây và Trung tâm Asia. Đặc biệt, Trầm Tử Thiêng đã cùng Trúc Hồ sáng tác nhiều ca khúc cho thể loại nhạc đồng ca như: Bước chân Việt Nam, Việt Nam niềm nhớ, Một ngày Việt Nam, Cám ơn anh... và những tình khúc như Cơn mưa hạ, Đêm, Đã qua thời mong chờ, Tình đầu thời áo trắng... Một bài hát khác của ông là Đêm nhớ về Sài Gòn viết năm 1987 cũng được nhiều người biết đến. [1]

 [s30e74] Thời Kỳ Sau 1975 Phần 2 # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:24:07

[s30e74] Thời Kỳ Sau 1975 Phần 2 # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam. [1]

 [s30e73] Thời Kỳ Sau 1975 Phần 1 # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:23:21

Thời Kỳ Sau 1975 Phần 1 [1]

 [s30e72] Tổng Kết Thời Kì Thứ 2 # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:45

Tổng Kết Thời Kì Thứ 2

 [s30e71] Phạm Duy # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:30:26

Phạm Duy bắt đầu sự nghiệp âm nhạc với vai trò ca sĩ hát Tân nhạc trong gánh hát Cải lương Đức Huy - Charlot Miều. Gánh hát này đưa ông đi nhiều miền trên đất nước, giúp ông mở mang tầm mắt, ngoài ra khiến ông trở thành một nhân tố quan trọng trong việc phổ biến tân nhạc đến các vùng. Với giọng hát điêu luyện, đậm chất Việt của mình, ông đã đưa tên tuổi các nhạc sĩ như Đặng Thế Phong, Văn Cao đi khắp đất nước Việt Nam. Trong bài báo Tài Tử Phạm Duy để giới thiệu ca sĩ Phạm Duy, đăng trên tờ Revue Radio Indochine số 47, ra ngày Tết dương lịch năm 1944, Nguyễn Văn Cổn đã khắc họa: "... Người thiếu niên này với gương mặt gầy ốm, một cặp mắt hiền từ và mơ màng sau cặp kính trắng, với cách cử chỉ khoan thai và nhã nhặn, đó là Phạm Duy(...) Có lẽ trong tiếng hát của Phạm Duy, chúng ta thấy một cái gì hơi xa xăm, buồn tủi, phải chăng đời của nghệ sĩ như đầy những sự nhớ nhung, thương tiếc, đợi chờ, mà tiếng hát Phạm Duy là tiếng lòng thổn thức (...) Mỗi lần Phạm Duy lên ca hát tại Đài Vô Tuyến là mỗi lần các thính giả xa gần đều lặng yên để thụ hưởng những sự dịu dàng trong trẻo, như thanh điệu êm ái (...) Bài Buồn tàn thu mà Phạm Duy hát lên có lẽ ai cũng nhận thấy sự cảm động của một tâm hồn mong mỏi người xa xôi (...) đưa cái bài Buồn tàn thu tới những tâm hồn mong mỏi (...) ... Nhưng nói về nghệ thuật, thì có lẽ Phạm Duy là một tài tử thứ nhất hát những bài âm nhạc cải cách với một giọng hoàn toàn Việt Nam, có nhiều tài tử cứ tưởng lầm rằng họ ca hát những âm nhạc mới, tức là phải có một giọng Âu Mỹ, thật là sai lầm (...) Phạm Duy lại còn là một nghệ sĩ rất có lương tâm nhà nghề trước khi hát, trước khi biểu diễn, Phạm Duy rất chăm chú tập dượt những bài hát (...)" [39]

 [s30e70] Phạm Duy # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:23:18

Gia đình Phạm Duy có nhiều người trong lãnh vực nghệ thuật, ngoài người cha Phạm Duy Tốn và anh trai Phạm Duy Khiêm là những nhà văn có tiếng, còn có anh thứ Phạm Duy Nhượng cũng là nhạc sĩ, tác giả ca khúc Tà áo Văn Quân. Một người anh họ của ông là học giả Nguyễn Văn Ngọc, tác giả cuốn Tục ngữ phong dao. Học giả Trần Trọng Kim từng nhận ông làm con nuôi. [1]

 [s30e69] Phạm Duy # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:24

Năm 2005, sau nhiều lần về thăm quê hương, ông chính thức trở về Việt Nam sống và từ đó, một số ca khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến lại. Tính cho tới tháng 1 năm 2014, có 244 ca khúc được cấp phép lưu hành (trong số đó có 53 ca khúc ngoại quốc do ông đặt lời Việt), trong số khoảng hơn 2000 ca khúc do ông sáng tác hoặc viết lời.[17][18].

 [s30e68] Phạm Duy # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:01

Khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò phó quản lý và ca sĩ hát lưu động. Từng tham gia Chiến tranh Đông Dương đến năm 1951, sau đó ông rời khỏi chiến khu rồi vào miền Nam Việt Nam để hoạt động âm nhạc. Phạm Duy là tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực dành cho cả âm nhạc và chính trị, và những hoạt động này còn tiếp diễn sau giai đoạn 1975, khi ông di tản sang Hoa Kỳ. Vì lý do chính trị, nhạc của ông bị cấm hoàn toàn tại miền Bắc Việt Nam sau 1954, và toàn Việt Nam sau 1975[16]. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Duy

 [s30e67] Đức Huy, Nam Lộc, Quốc Dũng, Tùng Giang # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:23:57

Đức Huy (sinh ngày 10 tháng 6 năm 1947) là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông có nhiều ca khúc được khán giả Việt yêu thích, được xem là một trong nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc hải ngoại. Nam Lộc, tên đầy đủ là Nguyễn Nam Lộc[1] (sinh năm 1944) là một nhạc sĩ người Mỹ gốc Việt. Ông được biết đến qua một số nhạc phẩm và vai trò MC cho chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia. Quốc Dũng (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1951) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông có những sáng tác đa dạng, từ nhạc trẻ tới nhạc vàng và các tình khúc 1954-1975, trong đó nhiều bài nổi tiếng như Đường xưa, Chuyện hợp tan, Điệp khúc mùa xuân, Người về từ lòng đất. Tùng Giang (17 tháng 11 năm 1940 - 4 tháng 6 năm 2009) là một nhạc sĩ nhạc trẻ ở Việt Nam Cộng hòa và sau 1975 sang định cư ở Hoa Kỳ. [2]

 [s30e65] Ban Nhạc Trẻ Phượng Hoàng # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:58

Thành phần ban đầu của ban Phượng Hoàng gồm: Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Nguyễn Trung Vinh, Như Khiêm, cùng hai ca sĩ là Hoài Khanh và Mai Hoa. Sau khi hết hợp đồng với phòng trà Đêm Màu Hồng, Phượng Hoàng chuyển sang hoạt động tại Queen Bee và Maxim’s. Do là giọng ca riêng của Đêm Màu Hồng, Hoài Khanh và Mai Hoa rời nhóm. Elvis Phương gia nhập nhóm.[2]

 [s30e64] Ban Nhạc Trẻ Phượng Hoàng # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:56

Tiền thân của Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu thành lập năm 1965 với thành viên chủ chốt là nhạc sĩ Lê Hựu Hà.[1] Lúc ấy, Lê Hựu Hà đã có những bản "Mai Hương", "Chiều Về", "Yêu Em", "Nhớ Thương Em Hoài" nhưng không được chú ý bởi khán giả nhạc trẻ bấy giờ chỉ thần tượng các bản nhạc ngoại quốc. Cũng như những ban nhạc kích động khác, ban Hải Âu thường biểu diễn ở những bar, club Mỹ. Kể từ sau lần tham dự Đại hội Nhạc trẻ tổ chức năm 1966, ban Hải Âu không còn xuất hiện. Lê Hựu Hà tiếp tục kiên nhẫn sáng tác và tin tưởng rằng đến lúc nào đó sẽ đưa được nhạc trẻ lời Việt đến với công chúng.[2] Đến đầu thập niên 1970, nhạc trẻ Sài Gòn có trào lưu "Việt hóa" các ca khúc Âu - Mỹ. Hầu hết các ban nhạc lúc bấy giờ đều hát nhạc nước ngoài và viết lời lại. Định mệnh đưa Lê Hựu Hà gặp người bạn đồng hành Nguyễn Trung Cang, nhạc sĩ của ban Rolling Sound. Năm 1971, Lê Hựu Hà cùng Nguyễn Trung Cang đứng ra thành lập ban Phượng Hoàng, chính thức ra mắt vào tối 15 tháng 6 năm 1971 tại phòng trà Đêm Màu Hồng.[2] So với các ban nhạc khác, ban nhạc Phượng Hoàng nổi bật bởi hát nhạc pop, rock thuần Việt do chính thành viên sáng tác là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang. Bên cạnh đó, những bài hát còn được thể hiện thành công qua chất giọng đặc trưng của Elvis Phương.[3]

 [s30e64] Ngô Thụy Miên # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:31

Năm 1963, ông bắt đầu viết nhạc. Tình khúc đầu tiên mà ông sáng tác là bài "Chiều nay không có em" hoàn tất vào tháng 2 năm 1965, được giới sinh viên học sinh lúc bấy giờ hưởng ứng rất nồng nhiệt.[2]

 [s30e63] Ngô Thụy Miên # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:09

Ngô Quang Bình (sinh ngày 26 tháng 9 năm 1948), nghệ danh là Ngô Thụy Miên, là một nhạc sĩ thành danh tại Sài Gòn (Việt Nam) từ trước năm 1975, hiện đang cư trú tại Hoa Kỳ.[1]

 [s30e62] Vũ Thành An # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:32

Vũ Thành An (sinh ngày 20 tháng 4 năm 1943) [1] là một trong những nhạc sĩ nổi bật của miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975. Các "Bài không tên" là những tác phẩm nổi tiếng của ông. Hiện nay, ông là một phó tế của Giáo hội Công giáo Rôma, đã ngừng sáng tác nhạc tình ca mà chỉ sáng tác thánh ca.

Comments

Login or signup comment.