SGP2020 show

SGP2020

Summary: Kênh Khám Phá: https://open.spotify.com/show/32NpfUOKQ6nAWXnTrS2LEN FB Group: https://www.facebook.com/groups/755648222930428 Kênh Học Bổng: https://open.spotify.com/show/3x9HLK3PgNzZrarDsM6XF5

Podcasts:

 [s30e16] Anh Việt - Lâm Tuyền # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:26:09

Anh Việt (1927 – 2008) là một nhạc sĩ tiền chiến có sáng tác từ trước năm 1945. Bến cũ Lỡ chuyến đò Lâm Tuyền (1922 – 1997) là một nhạc sĩ nhạc tiền chiến và tình khúc 1954-1975 trước năm 1975. Tơ sầu Tiếng thời gian Hình ảnh một buổi chiều

 [s30e15] Văn Giảng - Châu Kỳ # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:23:37

Văn Giảng (12 tháng 5 năm 1924 – 9 tháng 5 năm 2013) là nhạc sĩ Việt Nam có sáng tác thuộc nhiều thể loại. Các bút danh khác của ông là Thông Đạt, Nguyên Thông, Nguyên Đàm & Tiến Tài, Anh Phương & Nguyên Diệu. Ai về sông Tương Hoa cài mái tóc Có thế thôi Châu Kỳ (5 tháng 11 năm 1923 - 6 tháng 1 năm 2008) là nhạc sĩ nhạc vàng thành danh từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông còn có bút danh khác là Anh Châu. Con đường xưa em đi Đón xuân này nhớ xuân xưa Đừng nói xa nhau Giọt lệ đài trang

 [s30e14] Phạm Duy - Hoàng Trọng - Ngọc Bích # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:19:43

Hoàng Trọng (1922 - 1998) là một nhạc sĩ nổi tiếng, ông được mệnh danh là Vua Tango của nền âm nhạc Việt Nam.Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương. Năm 1927 gia đình ông chuyển về sống tại Nam Định. Hoàng Trọng bắt đầu học nhạc từ năm 1933 qua người anh trai là Hoàng Trung Quý. Từ năm 1937, Hoàng Trọng học nhạc tại trường Thầy Dòng Saint Thomas Nam Định. Đến năm 1941, ông tiếp tục nghiên cứu âm nhạc qua sách vở và học hàm thụ từ một trường ở Paris. Cũng thời gian ở Nam Định, khoảng 1940 Hoàng Trọng có mở một lớp dạy nhạc. Ngọc Bích (1924 - 2001) là một nhạc sĩ tiền chiến Việt Nam, được biết đến nhiều bởi ca khúc Mộng Chiều Xuân. Ông tên thật là Nguyễn Ngọc Bích, sinh năm 1924 tại Hà Nội (theo một vài tài liệu khác thì ông sinh năm 1925. Cha của ông là bác sĩ thú y Nguyễn Huy Bằng, một người có tài sử dụng nhiều nhạc cụ cổ truyền như đàn bầu, tam thập lục, tỳ bà... Từ năm 10 tuổi Ngọc Bích đã tỏ ra những năng khiếu về âm nhạc, ông bắt đầu học về ký âm pháp với thầy Nguyễn Văn Thông cùng Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Văn Ngạc, Nguyễn Hiền, Tu Mi Đỗ Mạnh Cường. Phạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 – 27 tháng 1 năm 2013), tên thật Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông được nhiều người đánh giá là nhạc sĩ lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường sử dụng những yếu tố nền tảng của âm nhạc cổ truyền Việt Nam kết hợp với những kỹ thuật, cấu trúc của nhạc hàn lâm Tây phương, tạo nên một phong cách riêng với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Ông cũng là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu, phong cách mới mẻ cho nền tân nhạc Việt. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Ông còn được coi như một nhà văn với 4 tập hồi ký được giới phê bình đánh giá cao về giá trị văn học lẫn giá trị tư liệu. Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là "cây đại thụ" của nền âm nhạc Việt Nam

 [s30e13] Đoàn Chuẩn - Từ Linh # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:24:22

Đoàn Chuẩn (15 tháng 6 năm 1924 – 15 tháng 11 năm 2001) là một nghệ sĩ biểu diễn ghi-ta Hawaii, song được biết đến nhiều hơn cả như một nhạc sĩ Việt Nam với số lượng sáng tác ít ỏi nhưng đều trở thành những giai điệu thuộc nằm lòng của nhiều thế hệ. Sinh ra trong một gia đình tư sản nổi tiếng ở Hải Phòng, ông là con trai thứ hai của nhà tư sản Đoàn Đức Ban (Vạn Vân) - chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng và lớn nhất trên toàn cõi Đông Dương trước Cách mạng Tháng Tám (1945). Ông lớn lên ở Hà Nội và là nghệ sĩ chơi đàn ghi-ta Hawaii. Ông sáng tác ca khúc đầu tiên là "Ánh trăng mùa thu" vào năm 1947 tại làng Đống Năm, Đông Hưng, Thái Bình. Ca khúc này gắn với một kỷ niệm về làng Khuốc (đất Chèo). Tất cả ca khúc của ông đều được ghi tên tác giả là "Đoàn Chuẩn-Từ Linh". Thực ra Từ Linh (? – 1992) không trực tiếp tham gia sáng tác, nhưng Đoàn Chuẩn ghi tên chung hai người để tôn vinh người bạn tri âm của mình, tôn vinh tình bạn đã góp phần tạo cảm hứng nghệ thuật. Từ Linh tên thật là Hà Đình Thâu - một nhiếp ảnh gia. Cái tên chung mà người nhạc sĩ này đã chọn để sử dụng vẫn là một ẩn số đối với công chúng. 1. Ánh trăng mùa thu, 1947 (ca khúc đầu tay) 2. Tình nghệ sĩ, 1947 3. Đường về Việt Bắc, 1948 4. Lá thư, 1949 5. Thu quyến rũ, 1950 6. Chuyển bến, 1952 7. Gửi gió cho mây ngàn bay, 1952 8. Cánh hoa duyên kiếp (hay "Dạ lan hương"), 1953 9. Lá đổ muôn chiều, 1954 10. Tà áo xanh (hay "Dang dở"), 1955 11. Chiếc lá cuối cùng, 1955 12. Để có những chiều tắt nắng, 1955 13. Một gói nho khô, một cánh pensée, 1955 14. Vàng phai mấy lá (hay "Vĩnh biệt" hay "Bài ca bị xé"), 1955 15. Tâm sự, 1956 16. Gửi người em gái miền Nam, 1957 17. Bên cầu, 1962 18. Thuở trâm cài (bút danh Việt Tử; 1965)[1] 19. Khuôn mặt em (thơ: Văn Cao), 1987 20. Đường thơm hoa sữa gọi (thơ: Vân Long), 1988 21. Phấn son, 1989 22. Màu nắng có bao giờ phai đâu, 1989 (ca khúc cuối cùng)

 [s30e12] Nguyễn Thiện Tơ, Nguyễn Văn Quỳ, Hoàng Dương # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:26:39

Nguyễn Văn Quỳ (sinh năm 1925) là một nhà soạn nhạc và nhạc sĩ người Việt Nam. Ông chuyên viết những bản sonata dành cho dàn nhạc giao hưởng nhưng cũng có một số ca khúc đặc sắc như Dạ khúc và Yêu người bao nhiêu yêu nghề bấy nhiêu. Ông là hội viên mang quốc tịch Việt Nam đầu tiên của Hiệp hội bảo vệ quyền tác giả âm nhạc toàn thế giới - SACEM, với điều kiện: Dành cho Việt Nam được toàn quyền sử dụng mọi tác phẩm của ông không phải trả tiền cho SACEM. Nguyễn Văn Quỳ sinh ra trong một gia đình ở Hà Nội và đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc từ nhỏ. Ông thấm nhuần giai điệu nhạc Việt như Hành vân, Lưu thủy, Cổ bản... đồng thời lại học trường dòng và tiếp xúc âm nhạc hàn lâm của châu Âu. Nguyễn Văn Quỳ tốt nghiệp hòa âm hệ cao đẳng hàm thụ tại Paris năm 1954.  Sau hiệp định Genève, ông ở lại giảng dạy về hòa âm tại Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội từ năm 1956 đến 1978. Cho đến nay, ông đã hoàn thành được chín bản sonata viết cho vĩ cầm và dương cầm cùng nhiều hợp xướng, dạ khúc...  Ông được trao giải nhì (không có giải nhất) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho bản Sonata số 4 (năm 1995) và bản Sonata số 8 (năm 2005). Năm 2009, ông được đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội trao tặng Giải thưởng văn hóa di sản Patrimoenia 2009 của Thụy Sĩ. Hoàng Dương (1933-2017), tên đầy đủ Ngô Hoàng Dương, là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông vốn là con trai của nhà văn danh nhân văn hoá Trúc Khê Ngô Văn Triện. Hoàng Dương cũng là một nghệ sĩ đàn cello, ông là người có công đầu xây dựng bộ môn cello và khoa đàn dây Nhạc viện Hà Nội. Cố nhạc sĩ Hoàng Dương đã nhận được các danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, phó giáo sư. Ông qua đời ngày 30 tháng 1 năm 2017 (tức ngày 3 Tết Đinh Dậu) tại Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi. Tác phẩm Ông viết nhiều tác phẩm khí nhạc như sonatine Hát ru (violon), Mơ về trái núi Thiên Thai (cello và piano), Tiếng hát sông Hương (cello và dàn nhạc)...  Hoàng Dương viết không nhiều ca khúc. Hai bài Hướng về Hà Nội và Tiếc thu là nổi tiếng quen thuộc hơn cả. Nguyễn Thiện Tơ là người sáng lập nhóm Myosotis cùng với Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh,... nhưng theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Nguyễn Thiện Tơ là một nhạc sĩ độc lập, tức là không thuộc nhóm nhạc nào. Năm 1938, khi mới 17 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ sáng tác bản nhạc đầu tay "Giáo đường im bóng" viết về một cô gái theo đạo Thiên Chúa, 16 tuổi tên là Hà Tiên. Ông kể lại: "Trong kỳ nghỉ hè năm 1938 (lúc này còn là học sinh trường Thăng Long ở Hà Nội), tôi được mời tham gia biểu diễn đàn ghi-ta ở Nam Định. Ở đây tôi đã làm quen với cô nữ sinh Hà Tiên cũng đến đây đóng góp tiếng hát của mình. Sau buổi dạ hội ca nhạc, tôi được bạn bè cho biết là gia đình cô ấy theo đạo Thiên Chúa. Nghĩ mình là kẻ ngoại đạo nên mới viết nên "Giáo đường im bóng" sau ngày ấy." Nguyễn Thiện Tơ hoàn thành phần nhạc của ca khúc Giáo đường im bóng trước, sau đó nhà thơ Phi Tâm Yến - bạn thân của Nguyễn Thiện Tơ - viết lời. Theo Phạm Duy thì nhạc sĩ Lê Thương cũng thầm yêu cô Hà Tiên đó và đã viết nên ca khúc Nàng Hà Tiên. Bản thân ông nhận xét có 2 ca sĩ hát bài này thành công nhất là Khánh Ly và Nga My. Khánh Ly hát như một bài hát trữ tình đượm thánh ca, còn Nga My thì lại hát như một bài thánh ca đượm chất trữ tình.

 [s30e11] Hoàng Giác, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Tý # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:10

Hoàng Giác sinh năm 1924; quê gốc của ông là làng Chèm, nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Cha của Hoàng Giác là một người chơi đàn bầu rất hay nhưng lại ham mê môn quyền anh, từng giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Quyền anh Bắc Kỳ. Bản thân Hoàng Giác cũng là người say mê thể thao. Thuở nhỏ, ông học trường Bưởi. Từ khi còn là học sinh, ông đã tìm tòi học hỏi nhạc theo các tài liệu sáng tác cũng như hòa thanh của Pháp. Năm 1945 ông viết ca khúc đầu tay "Mơ hoa". Nguyễn Văn Khánh, sinh năm 1922 tại Hà Nội, là một nhạc sĩ nổi tiếng vào thời kỳ tiền chiến trước năm 1954. Vào năm 1946, ông viết ca khúc đầu tay mang tên là Thu, tặng cho vợ mình. Cũng trong lúc này, ông đã kết hôn với bà Đặng Thị Thuận qua sự mai mối của gia đình. Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5 tháng 3 năm 1925 tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở Phú Cường, Sóc Sơn, Phúc Yên, nay thuộc Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cha của ông là "trùm một phường bát âm của miền quê Vĩnh Phú thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả đào", sau vào làm thợ máy nhà máy xe lửa Trường Thi ở Nghệ An. Thuở bé, Nguyễn Văn Tý học ở trường Quốc học Vinh và được một giáo viên người Pháp dạy cho những bài hát của Tino Rossi đang thịnh hành thời đó. Trong thời gian tham gia hoạt động hướng đạo, ông được một cha cố người Tây Ban Nha cho vào dàn nhạc nhà thờ hát thánh ca. Ở đó ông được học nhạc lý cơ bản và nhất là nâng cao trình độ hòa thanh, hát bè. Nguyễn Văn Tý còn được một thầy giáo nhạc sĩ người Hoa tên Mạnh Hinh dạy chơi đàn guitar Hawaii.

 [s30e10] Lưu Hữu Phước, Trần Hoàn, Tô Hoài, Tô Vũ # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:23:55

Lưu Hữu Phước sinh ngày 12 tháng 9 năm 1921 tại quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc thành phố Cần Thơ). Thuở nhỏ ông được cha cho học đàn kìm, về sau có chơi cả mandolin, guitar và tự học lý thuyết âm nhạc. Khoảng cuối thập niên 1930, Lưu Hữu Phước lên Sài Gòn học tại trường Petrus Ký. Trong thời gian này, ông kết thân với Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, làm thành bộ 3 Huỳnh - Mai - Lưu, thành lập Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) ở trường trung học Petrus Ký... là đầu mối hội tụ những học sinh, sinh viên yêu nước. Cũng trong thời gian này, ông sáng tác bài hát "La Marche des Étudiants" vào cuối năm 1939, và cùng Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ. Trần Hoàn (1928-2003) là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Sơn nữ ca (1948), Tìm em, Lời người ra đi (1950), Lời Bác dặn trước lúc đi xa (1998), Thăm Bến nhà rồng (1990), Kể chuyện người cộng sản, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh... Ông còn từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Tăng Hích, còn bút danh là Hồ Thuận An, sinh năm 1928, quê quán Hải Lăng, Quảng Trị. Bố của ông là người rất yêu thích âm nhạc và sành sỏi về ca Huế, hát bội, nhạc Tây. Điều này có ảnh hưởng đến sự nghiệp âm nhạc của ông sau này. Lưu Hữu Phước, Trần Hoàn, Tô Hoài, Tô Vũ

 [s30e09] Phạm Duy Nhượng, Lê Hoàng Long, Tu Mi, Võ Đức Phấn # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:24:57

Lê Hoàng Long sinh năm 1930 tại Sơn Tây. Ông từng học violon với thầy Lã Hữu Quỳnh, thầy Lương Ngọc Châu và học hòa âm với giáo sư Tạ Phước. Từ năm 1950, Lê Hoàng Long học tại Trường âm nhạc Việt Bắc ở Tuyên Quang do nhạc sĩ Văn Cao làm hiệu trưởng, nhạc sĩ Tô Vũ là giáo sư hòa âm. Năm 1954, Lê Hoàng Long di cư vào Sài Gòn, sau đó chuyển về Huế. Ở Huế được hai năm ông lại quay lại tiếp tục sống ở Sài Gòn. Ông là một nhà phê bình âm nhạc, đã từng có một số bài viết về những nhạc sĩ tiền chiến, trong đó đã được xuất bản 2 quyển : Nhạc sĩ danh tiếng hiện đại và Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến. Riêng cuốn sách Nhạc sĩ danh tiếng hiện đại, ông đã chỉ ra một số sai sót và khuyết điểm của một số nhạc sĩ đương thời, gây phản ứng trong dư luận vào thời điểm đó. Phạm Duy Nhượng, Lê Hoàng Long, Tu Mi, Võ Đức Phấn

 [s30e08] Thế nào là nhạc tiền chiến # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:50

Nhạc tiền chiến là dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam mang âm hưởng trữ tình lãng mạn xuất hiện vào cuối thập niên 1930. ... Một số ca khúc nhạc đỏ và trữ tình cách mạng trong chiến tranh Việt - Pháp như Lời người ra đi, Sơn nữ ca của Trần Hoàn khi lưu hành ở miền Nam cũng bị gọi là "nhạc tiền chiến".

 [s30e07] Thẩm Oánh , Canh Thân, Tô Vũ, Nguyễn Thiện Tơ # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:56

Thẩm Oánh tên thật là Thẩm Ngọc Oánh, sinh năm 1916 trong một gia đình trung lưu ở Hà Nội. Thuở nhỏ học nhạc qua sách viết bằng tiếng Pháp. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu dạy nhạc tại vài trường trung học như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương. Năm 1945, ông thành lập đài phát thanh Hà Nội (thay cho đài của Pháp trước đó) Năm 1955, ông giữ chức Giám đốc trường Ca-vũ-nhạc phổ thông Sài Gòn cho đến khi trường đóng cửa năm 1958. Ngoài ra, ông còn giữ chức Phó hội trưởng Việt Nam Nhạc Hội, chủ bút nguyệt san Việt Nhạc. Canh Thân, sinh năm 1920 tại Hải Phòng. Năm 1939, ông tham gia nhóm Đồng Vọng của nhạc sĩ Hoàng Quý.Ngoài ra, ông còn có biệt danh là Tino Thân từ khi ông vào hội ái Tino. Các sáng tác nổi tiếng của ông thường viết về những niềm vui, chẳng hạn như bài Cô hàng cà phê, Yêu là ảo mộng, Xuân nghèo.. Tô Vũ (tên thật: Hoàng Phú, 9 tháng 4 năm 1923 – 13 tháng 5 năm 2014) là một nhạc sĩ, giáo sư, nhà nghiên cứu âm nhạc đương đại của Việt Nam. Ông cùng với người anh là nhạc sĩ Hoàng Quý đã có mặt từ những ngày đầu tiên của tân nhạc Việt Nam đồng thời là những thành viên sáng lập ra nhóm Đồng Vọng, đại diện cho âm phái Hải Phòng. Hoạt động của nhóm trong làng âm nhạc Việt Nam thời tiền chiến từng tạo nên tiếng vang và để lại ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam. Nghệ danh Tô Vũ là do các bạn văn nghệ đặt cho ông, mượn tên của nhà ngoại giao Tô Vũ thời Hán Vũ Đế ở Trung Quốc. Nguyễn Thiện Tơ sinh ra tại Hà Nội, xuất thân trong một gia đình công nhân (xưởng in Viễn Đông) tại căn nhà số 22 phố Charron mà nay là phố Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Yêu thích âm nhạc từ năm 10 tuổi, vào năm lên 12, Nguyễn Thiện Tơ theo học ghi-ta Hawaii (Hạ Uy cầm) với thầy giáo Trần Đình Khuê; chỉ ba tháng thì ông đã được biểu diễn cùng thầy trên đài phát thanh Pháp. Sau đó ông theo học ghi-ta với một người Pháp và bắt đầu biểu diễn ở các phòng trà và chương trình từ thiện với hai nhạc cụ này.Nguyễn Thiện Tơ là người sáng lập nhóm Myosotis cùng với Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh,... nhưng theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Nguyễn Thiện Tơ là một nhạc sĩ độc lập, tức là không thuộc nhóm nhạc nào.

 [s30e06] 1945-1946 # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:20:51

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000) Trích từ SBS Radio (Úc Châu) do Hoài Nam biên soạn.

 [s30e05] Dương Thiệu Tước # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:24:44

Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hoà, Hà Nội. Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên Đốc học Nam Định. Trong thập niên 1930, Dương Thiệu Tước gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu ly) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Vũ Khánh... Ông là người có sáng kiến soạn nhạc "bài Tây theo điệu ta", những nhạc phẩm đầu tay của ông thường được viết bằng tiếng Pháp. Mặc dù học nhạc phương Tây nhưng nhạc của ông vẫn thắm đượm hồn dân tộc. Trong một ấn phẩm viết tay, ông cho rằng: “ Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền. ” — Dương Thiệu Tước Ông vào Sài Gòn từ năm 1954. Tại đây, ông làm chủ sự phòng văn nghệ tại Đài Phát thanh Sài Gòn đồng thời được mời làm giáo sư dạy lục huyền cầm/Tây Ban cầm tại trường Quốc gia Âm nhạc. Sau ngày nước Việt Nam thống nhất năm 1975, ông ở lại Việt Nam do bệnh tật. Nhạc của ông bị chính quyền mới cấm đoán và ông bị đuổi khỏi trường Quốc gia Âm nhạc. Mãi lâu sau thời kỳ Đổi Mới, nhạc của ông mới được phép lưu hành trở lại. Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh. 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000) Trích từ SBS Radio (Úc Châu) do Hoài Nam biên soạn.

 [s30e04] Văn Cao # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:26:24

Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc trữ tình lãng mạn, đáng chú ý nhất là Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai và Trương Chi. Ông nhanh chóng trở thành một trong những gương mặt tiên phong, nổi bật nhất của trào lưu lãng mạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là để lại những dấu ấn mang tính khai phá của ông trong tân nhạc Việt. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao chủ yếu viết về nhiều ca khúc mang âm hưởng hào hùng như Tiến quân ca, Trường ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội,... vì vậy ông đã trở thành một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến. Sau sự kiện Nhân văn – Giai phẩm, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Trừ Tiến quân ca, tất cả những ca khúc của ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác không được lưu hành ở miền Bắc. Đến cuối thập niên 1980, những nhạc phẩm này mới được lưu hành trở lại. 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000) Trích từ SBS Radio (Úc Châu) do Hoài Nam biên soạn.

 [s30e03] Văn Cao # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:25:35

Văn Cao (tên đầy đủ là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 – mất ngày 10 tháng 7 năm 1995) là một nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ . Ông là tác giả của ca khúc Tiến quân ca, quốc ca chính thức của nước Việt Nam,đồng thời ông cũng là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam. Ông được giới chuyên môn và công chúng yêu nhạc đánh giá một cách rộng rãi là một trong ba nhạc sĩ nổi bật nhất của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam trong thế kỷ XX, cùng với Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000) Trích từ SBS Radio (Úc Châu) do Hoài Nam biên soạn.

 [s30e02] 1940 Lê Thương # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:26:13

Lê Thương (1914–1996) là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất cho thời kỳ tiền chiến của tân nhạc Việt Nam. Ông là tác giả của bộ ba ca khúc Hòn vọng phu bất hủ. Hoàng Quý (1920 - 1946), nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng, là một trong những gương mặt tiên phong của tân nhạc Việt Nam. Ông là tác giả của nhạc phẩm Cô láng giềng bất hủ. 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 - 2000) Trích từ SBS Radio (Úc Châu) do Hoài Nam biên soạn.

Comments

Login or signup comment.