SGP2020 show

SGP2020

Summary: Kênh Khám Phá: https://open.spotify.com/show/32NpfUOKQ6nAWXnTrS2LEN FB Group: https://www.facebook.com/groups/755648222930428 Kênh Học Bổng: https://open.spotify.com/show/3x9HLK3PgNzZrarDsM6XF5

Podcasts:

 [s30e31] Y Vân # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:25:09

Y Vân (1933 – 1992) là một nhạc sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam từ cuối thập niên 1950 đến 1990 với nhiều sáng tác bất hủ. Em trai của ông là nhạc sĩ Y Vũ. Y Vân có nghĩa là "Yêu Vân", tên tiểu thư Tường Vân – người yêu đầu tiên của ông. Ông chọn tên này từ khi chuyện tình giữa ông và cô này tan vỡ. Một số ca khúc của ông đã được viết lên để nói lên tâm sự này: Đò nghèo, Ảo ảnh, Nhạt nắng.... Ca khúc "Lòng mẹ" Bài hát "Lòng mẹ" của ông rất nổi tiếng và được xem như một trong những ca khúc tiêu biểu, sâu sắc và thiêng liêng nhất về tình mẹ. Bài hát sáng tác năm 1955. Từ đó đến nay, bài hát đã được nhiều ca sĩ thể hiện, vì thế nó còn là một bài hát rất quen thuộc với người Việt Nam từ ngày ra đời đến tận nay. Dân ca ba miền Công trình nghệ thuật này được Nguyễn Văn Đông phác thảo và Y Vân sưu tầm tài liệu với các công việc: sưu tầm bài hát, tài liệu, nhạc khí cổ, tuyển chọn ca sĩ, ca nương theo đúng mẫu xưa phù hợp với phong cách từng địa phương. Dự án bao gồm 20 tiết mục chia đều cho ba miền và đã được phát hành trong nước trong băng/đĩa Continental 6. Ngoài ra, còn phát hành ấn bản tiếng Anh với tên gọi Vietnamese Traditional Songs để tặng tòa đại sứ các nước và các cơ quan văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Tác phẩm này gây tiếng vang lớn và được tổ chức UNESCO khích lệ, hỗ trợ chuyên gia giúp củng cố hồ sơ di sản văn hóa thế giới. Hồ sơ hoàn thành năm 1974, được Bộ Ngoại giao cùng Bộ Thông tin xét duyệt và sẽ chính thức gửi cho UNESCO vào đầu năm 1975. Tuy nhiên vì Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 nên cuối cùng không thể thực hiện được.

 [s30e30] Tuấn Khanh # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:26:05

Tuấn Khanh (sinh năm 1933) tại Nam Định là một nhạc sĩ có nhiều ca khúc nổi tiếng. Ngoài nghệ danh Tuấn Khanh ông còn dùng nhiều tên khác như Thương Hoài Thương; Trần Kim Phú; Hoàng Mộng Ngân... Ông còn là một ca sĩ với nghệ danh Trần Ngọc.

 [s30e29] Nguyễn Văn Đông # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:26:20

Nguyễn Văn Đông (1932–2018) nguyên là một sĩ quan Bộ binh cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mang cấp bậc Đại tá. Xuất thân từ Trường Võ bị Địa phương do Quân đội Pháp đào tạo. Đồng thời ông được nhiều người biết đến với tư cách là một nhạc sĩ nổi tiếng qua các ca khúc như Chiều mưa biên giới, Sắc hoa màu nhớ,... Một số bút danh khác của ông là Phượng Linh, Phương Hà, Hoài Phương, Vì Dân và Đông Phương Tử.

 [s30e28] Hoàng Thi Thơ # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:25:00

Hoàng Thi Thơ (sinh 1 tháng 7 năm 1929 - mất 23 tháng 9 năm 2001) là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam. Một số bút hiệu khác của ông là Tôn Nữ Trà Mi, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê, Triệu Phong.

 [s30e27] Văn Phụng # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:25:41

Nhạc sĩ Văn Phụng tên đầy đủ là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Nam Định trong một gia đình bốn anh em mà ông là thứ hai. Thời nhỏ gia đình ông chuyển lên Hà Nội sinh sống. Khi đi học, Văn Phụng là một học sinh xuất sắc. Ông học tiểu học tại trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarraut. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp Tú tài, Văn Phụng theo học ngành Y vì ý muốn của cha ông. Nhưng chỉ được một năm Văn Phụng bỏ học để theo âm nhạc.

 [s30e26] Phạm Đình Chương 2 # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:23:59

Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Ông xuất thân trong một dòng họ mà hầu hết đều làm văn nghệ. Chú ông là nhà văn Trúc Khê, nhạc sĩ Phạm Ngọc Cẩn. Cô là nghệ sĩ Song Kim, dượng là nhà thơ Thế Lữ. Anh ông là họa sĩ Phạm Văn Đôn và nhạc sĩ Phạm Văn Chung. Cha của Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.

 [s30e25] Phạm Đình Chương 1 # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:27:34

Phạm Đình Chương (1929 – 1991) là một nhạc sĩ tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam. Ông còn là một ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc

 [s30e24] Lê Mộng Nguyên - Nguyễn Hiền - Nhật Bằng # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:23:19

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên (1930 -) là tác giả ca khúc nổi tiếng Trăng mờ bên suối. Ông còn là giáo sư, tiến sĩ Luật và Khoa Học Chính trị, được bầu vào Hàn lâm Viện Khoa học Hải ngoại của Pháp. Ngoài ra, Lê Mộng Nguyên còn viết văn và làm thơ. Nguyễn Hiền (1927–2005) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là tác giả ca khúc nổi tiếng, Anh cho em mùa xuân phổ thơ Kim Tuấn. Nhật Bằng sinh ngày 12 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội. Sinh trưởng trong một gia đình nho giáo mà ông nội là Án Sát và thân phụ ông là công chức cao cấp thời Pháp và đệ nhất Cộng Hoà. Nhật Bằng có 3 người em: Nhật Phượng, Hồng Hảo & Thể Tần

 [s30e23] Hoàng Nguyên # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:25:24

Hoàng Nguyên (3 tháng 1 năm 1930 - 21 tháng 8 năm 1973) là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông là tác giả hai ca khúc nổi tiếng Ai lên xứ hoa đào, Cho người tình lỡ.

 [s30e22] Lê Trọng Nguyễn # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:27:13

Lê Trọng Nguyễn (1926 – 2004) là một nhạc sĩ Việt Nam, tác giả ca khúc nổi tiếng Nắng chiều.

 [s30e21] Phạm Duy # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:25:51

Phạm Duy (October 5, 1921 – January 27, 2013) was one of Vietnam's most prolific songwriters with a musical career that spanned more than seven decades through some of the most turbulent periods of Vietnamese history and with more than one thousand songs to his credit, he is widely considered one of the three most salient and influential figures of modern Vietnamese music, along with Văn Cao and Trịnh Công Sơn. His music is noted for combining elements of traditional music with new methods, creating melodies that are both modern and traditional. A politically polarizing figure, his entire body of work was banned in North Vietnam during the Vietnam War and subsequently in unified Vietnam for more than 30 years until the government began to ease restrictions on some of his work upon his repatriation in 2005.

 [s30e20] Vũ Thành - Đan Thọ # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:27:45

Trước năm 1954, Vũ Thành là một công chức và là một nhạc trưởng trong ban nhạc "Việt Nhạc" của đài phát thanh Hà Nội. Năm 1956, ông viết ca khúc Giấc mơ hồi hương, được rất nhiều ca sĩ trình bày, và gắn liền với một số bạn trẻ thời đó. Giấc mơ hồi hương đã được Mộc Lan, Khánh Ngọc, Thái Thanh trình bày rất thành công trong băng Tú Quỳnh 10 của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương.[3]Bài hát Giấc mơ hồi hương của ông nói về tâm trạng của hàng ngàn người di cư thời đó. Đan Thọ được nhiều người thưởng ngoạn âm nhạc trước năm 1975 biết đến là một nhạc sĩ đa tài, ông là cha đẻ của bản nhạc “Chiều Tím” lời ca Đinh Hùng bất hủ cùng những nhạc phẩm khác như : Tình Quê Hương (phổ nhạc từ thơ Phan Lạc Tuyên), Bóng Quê Xưa, Vọng Cố Đô (viết cùng nhạc sĩ Nhật Bằng) hay Xa Quê Hương (viết cùng nhạc sĩ Xuân Tiên),… Nhạc của ông được nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận xét là : “… nhạc của ông, vui hay buồn đều chừng mực, lãng mạn nhưng không có vẻ ủy mị, đắm đuối, và nhất là luôn toát ra vẻ lịch sự, sang trọng”. Ngoài sáng tác nhạc, nhạc sĩ Đan Thọ còn chơi được nhiều loại nhạc cụ khác nhau, nhưng trong đó ông иổi tiếng nhất với ngón đàn violin điêu luyện và tiếng kèn saxophone điệu nghệ đã làm mưa làm gió một thời tại các phòng trà ca nhạc và vũ trường của Sài Gòn trước năm 75.

 [s30e19] Ngọc Bích - Xuân Tiên # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:23:29

Ông tên thật là Nguyễn Ngọc Bích, sinh năm 1924 tại Hà Nội (theo một vài tài liệu khác thì ông sinh năm 1925. Cha của ông là bác sĩ thú y Nguyễn Huy Bằng, một người có tài sử dụng nhiều nhạc cụ cổ truyền như đàn bầu, tam thập lục, tỳ bà... Từ năm 10 tuổi Ngọc Bích đã tỏ ra những năng khiếu về âm nhạc, ông bắt đầu học về ký âm pháp với thầy Nguyễn Văn Thông cùng Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Văn Ngạc, Nguyễn Hiền, Tu Mi Đỗ Mạnh Cường. Xuân Tiên (sinh ngày 28 tháng 1 năm 1921) là một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Ngoài sáng tác nhiều bản nhạc có giá trị được nhiều người yêu thích như "Khúc hát ân tình", "Duyên tình", "Về dưới mái nhà",... thì ông còn có khả năng chơi 25 loại nhạc cụ, đồng thời cải tiến và sáng tạo một số nhạc cụ mới.

 [s30e18] Hoàng Trọng # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:19:32

Hoàng Trọng (1922 - 1998) là một nhạc sĩ nổi tiếng, ông được mệnh danh là Vua Tango của nền âm nhạc Việt Nam.

 [s30e17] Tổng kết giai đoạn 1938-1954 # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:21:22

Tổng kết giai đoạn 1938-1954

Comments

Login or signup comment.