SGP2020 show

SGP2020

Summary: Kênh Khám Phá: https://open.spotify.com/show/32NpfUOKQ6nAWXnTrS2LEN FB Group: https://www.facebook.com/groups/755648222930428 Kênh Học Bổng: https://open.spotify.com/show/3x9HLK3PgNzZrarDsM6XF5

Podcasts:

 [s30e61] Lê Uyên Phương # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:23:03

Bài nhạc đầu tay “Buồn đến bao giờ” được ông sáng tác năm 1960 tại Pleiku.[2]

 [s30e60] Lê Uyên Phương # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:58

Lê Uyên Phương là nghệ danh chung của đôi vợ chồng nhạc sĩ Lê Minh Lập (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1941 – mất ngày 29 tháng 6 năm 1999) và ca sĩ Lê Uyên Lâm Phúc Anh (sinh ngày 17 tháng 7 năm 1952). Lê Uyên Phương nổi tiếng bởi việc sáng tác và trình diễn những tình khúc ca ngợi tình yêu nồng nàn, lãng mạn tại Sài Gòn trước năm 1975.[1]

 [s30e59] Trịnh Công Sơn # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:21:59

Ông nguyên quán ở làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.[3] Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông theo học các trường Lycée Français và Providence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau và tốt nghiệp tú tài tại đây.

 [s30e58] Trịnh Công Sơn # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:21:46

Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) là một nam nhạc sĩ người Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Hiện nay chưa có thống kê chính xác về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc).[2] Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly, danh ca gắn liền tên tuổi với hàng trăm ca khúc của ông. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một diễn viên và một ca sĩ (ông từng biểu diễn một số bài hát do chính mình sáng tác).[1]

 [s30e57] Từ Công Phụng # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:03

Từ Công Phụng (sinh ngày 27 tháng 7 năm 1942)[1] là một nhạc sĩ Việt Nam thuộc dân tộc Chăm. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho tân nhạc Việt Nam trong thập niên 1960, 1970 cùng với Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn và Lê Uyên Phương...[2]; là tác giả của các ca khúc trữ tình được nhiều người biết đến như "Bây giờ tháng mấy", "Mắt lệ cho người", "Giọt lệ cho ngàn sau", "Trên ngọn tình sầu", "Mùa xuân trên đỉnh bình yên",... Ông cũng hát một số trong những bài hát của chính mình.

 [s30e56] Trường Sa # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:24:49

Ông tên thật là Nguyễn Thìn, sinh năm 1940 tại Ninh Bình. Do cha là quân nhân, năm 1954 gia đình ông di cư vào Nha Trang, rồi đến năm 1957 thì định cư tại Thủ Đức. Trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1966, ông viết các ca khúc đại chúng Mây trên đỉnh núi (Sáng tác đầu tay), Hành trang giã từ, Chuyện người đan áo, Một lần xa bến, Trên đường về thăm em... Từ năm 1966, ông chuyển hướng sang viết những tình ca buồn như Xin còn gọi tên nhau, Rồi mai tôi đưa em, Mùa thu trong mưa, Một mai em đi... Nữ ca sĩ Lệ Thu là người biểu diễn thành công nhất và đưa tên tuổi của Trường Sa đến với khán giả.[1][2]

 [s30e55] Trầm Tử Thiêng # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:27

Năm 2007, Trung tâm Asia thực hiện chương trình Asia 54: Trầm Tử Thiêng & Trúc Hồ / Bước Chân Việt Nam để vinh danh ông cùng nhạc sĩ Trúc Hồ.[1]

 [s30e54] Trầm Tử Thiêng # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:23:08

Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam, nhưng trên giấy tờ ghi sinh năm 1940. Ông bắt đầu ca hát từ năm lên 10 ở các thôn quê miền Nam Việt Nam từ 1945 đến 1949. Sau đó, ông lên Sài Gòn học trung học.[1]

 [s30e53] Phạm Thế Mỹ # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:39

Phạm Thế Mỹ (15 tháng 11 năm 1930 (có tài liệu là 1932) – 16 tháng 1 năm 2009) là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông có nhiều sáng tác nhạc vàng được nhiều người yêu thích.[1]

 [s30e52] Thanh Trang - Anh Việt Thu # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:25:28

Ông tên thật là Nguyễn Thanh Trang, sinh năm 1942 tại Hà Nội, quê quán tại Thái Hà ấp, Hà Nội. Năm 1950, ông vào Nam do cha ông thay đổi nhiệm sở. Vào năm 1961, ông bắt đầu vào học tại trường Luật khoa. Và cảm hứng sáng tác bài hát Duyên thề ông đã dựa theo một quyển sách phật giáo và viết vào năm 1962. Ngoài viết nhạc, ông còn viết báo với bút danh Thanh Nguyễn, trên các tờ báo như: Nhật Báo Tự Do, Người Việt, Viễn Đông,...và sau này ở hải ngoại ông cũng dùng bút danh này.[1]. Năm 1968, ông lên đường nhập ngũ cùng với những người khác. Tuy nhiên sau đó, ông rời Quân trường Thủ Đức, đến năm 1968 thì ông có lên dạy môn Kinh tế và Luật tại Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt.. Thời điểm này, ông có viết ca khúc Tình khúc mùa đông, chính là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết bài Mùa đông của anh.[2] Anh Việt Thu sinh năm 1939 tại Campuchia, đến năm 1940 thì mới được làm giấy khai sinh tại làng An Hữu, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Tên "Kim Sang" là tên của vị sư thầy tại ngôi chùa Campuchia mà cha mẹ ông đến cầu tự.Trên bia mộ của Anh Việt Thu có ghi pháp danh của ông là Minh Hạnh. Ông là anh cả, dưới còn có ba người em là Phi Long, Phi Hùng và em út Việt Thu, thế nên mới sinh ra bút danh "Anh Việt Thu" với nghĩa là "Anh của Việt Thu". Theo nhạc sĩ Phạm Minh Cảnh, là người anh trong gia đình nên khi chứng kiến cảnh hai người em trai ly tán người miền Nam kẻ miền Bắc mà nhạc sĩ Anh Việt Thu sáng tác ra ca khúc nổi tiếng "Hai vì sao lạc".[4]

 [s30e51] Cung Tiến # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:20:08

Ông tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh tại Hà Nội. Thời kỳ trung học, Cung Tiến học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng Chung Quân và Thẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 đến 1963, Cung Tiến du học ở Úc ngành kinh tế và ông có theo tham dự các khóa về dương cầm, hòa âm, đối điểm, và phối cụ tại Âm nhạc viện Sydney. Trong những năm 1970 đến 1973, với một học bổng cao học của Hội đồng Anh (British Council) để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại Cambridge, Anh, ông đã dự các lớp nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại tại đó.

 [s30e50] Cung Tiến # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:20:38

Cung Tiến là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng theo dòng nhạc tiền chiến. Ông được xem như nhạc sĩ trẻ nhất có sáng tác được phổ biến rộng với bài "Hoài cảm" năm 14 tuổi. Mặc dù Cung Tiến chỉ xem âm nhạc như một thú tiêu khiển nhưng ông đã để lại những nhạc phẩm rất giá trị như "Hương xưa", "Hoài cảm".

 [s30e49] Trường Hải - Dzũng Chinh - Hàn Châu # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:23:58

Trường Hải (3 tháng 10 năm 1938 – 11 tháng 6 năm 2021) là một ca sĩ, nhạc sĩ nhạc vàng trước 1975 tại miền Nam Việt Nam và sau này ở hải ngoại. Ông là tác giả một số ca khúc được nhiều người biết đến như Ai, Tình ca người đi biển, Những chiều không có em, Hai cánh phượng buồn. Ông tên thật là Nguyễn Bá Chính, sinh ngày 18 tháng 12 năm 1941 trong một gia đình trung lưu tại Bình Cang, Nha Trang, Khánh Hòa. Ông đã tốt nghiệp Trung học Đệ nhị cấp tại Nha Trang với văn bằng Tú tài toàn phần. Sau đó học lên Đại học Luật khoa ở Sài Gòn. Vào thời điểm năm 1961-1962, ông sáng tác bài hát Những đồi hoa sim, nổi tiếng với tiếng hát của nữ ca sĩ Phương Dung. Hàn Châu (sinh ngày 1 tháng 1 năm 1947) là một nhạc sĩ nhạc vàng sáng tác trước 1975 đến nay với các ca khúc quen thuộc: Cây cầu dừa, Những đóm mắt hỏa châu, Thành phố sau lưng, Tội tình, Về quê ngoại...

 [s30e48] Hoài An - Nguyễn Vũ # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:13

Hoài An (tên thật Nguyễn Đắc Tịnh, 1929–2012) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng với các ca khúc như Câu chuyện đầu năm, Trăng về thôn dã, Tình lúa duyên trăng, Thiên duyên tiền định... Ông còn có một bút danh khác là Trang Dũng Phương. Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội. Tuy nhiên suốt thời niên thiếu ông sống ở Đà Lạt. Từ nhỏ, ông đã chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, harmonica, piano... và hát cho Ban thiếu nhi của Đài Phát thanh Đà Lạt. Năm 12 tuổi, đoạt giải nhất đơn ca thiếu nhi của đài. Năm 1958, ông và gia đình chuyển vào Sài Gòn. Năm 1965, Nguyễn Vũ có tác phẩm đầu tay là ca khúc Loài Chim Biển nhưng cho đến hai năm sau ông mới được giới yêu nhạc biết đến nhiều qua loạt ca khúc có chữ "cuối": Lời Cuối Cho Em, Nhìn Nhau Lần Cuối, Bài Cuối Cho Người Tình do ca sĩ Elvis Phương trình bày. Sau 1975, Nguyễn Vũ là cán bộ văn thể mỹ của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 22. Từ khoảng 1990 đến nay, ông mở lớp nhạc tại nhà ở Quận Tân Bình, thỉnh thoảng viết nhạc bán cho các trung tâm. Bài thánh ca buồn Ca khúc nổi tiếng này kể về kỷ niệm mối tình đơn phương năm 14 tuổi của Nguyễn Vũ với một cô gái lúc ở Đà Lạt. "Bài thánh ca buồn" được viết vào tháng 10/1972 tại Sài Gòn và ngay lập tức được hãng đĩa Sơn Ca mua độc quyền, ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên thể hiện... "Bài thánh ca buồn" là một trong những bản nhạc được yêu thích trong các album nhạc Giáng Sinh từ đó cho đến nay.

 [s30e47] Đỗ Lễ - Bảo Thu # 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam | File Type: audio/mpeg | Duration: 00:22:21

Đỗ Lễ tên thật là Đỗ Hữu Lễ, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1941 tại Hà Nội. Ông từng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (1953-1954), Đại học Khoa Học Sài Gòn (1959), Đại học Luật Khoa Sài Gòn (1963). Đỗ Lễ tự học nhạc và bắt đầu sáng tác khi 15 tuổi. Bài Sang ngang được ông viết trong tình cảnh tuyệt vọng khi người ông yêu là ca sĩ Lệ Thanh lên xe hoa năm 1965. Nhạc sĩ Bảo Thu là tác giả của các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng như Giọng Ca Dĩ Vãng, Nếu Xuân Này Vắng Anh, Cho Tôi Được Một Lần… Trước khi trở thành nhạc sĩ, ông là một ảo thuật gia chuyên nghiệp, từng được coi là “Thần đồng ảo thuật Việt Nam”. Có thể nói nhạc sĩ Bảo Thu là người duy nhất nổi tiếng với cả 2 lĩnh vực âm nhạc và ảo thuật, lĩnh vực nào cũng đạt được nhiều thành công.

Comments

Login or signup comment.