SGP2020 show

SGP2020

Summary: Kênh Khám Phá: https://open.spotify.com/show/32NpfUOKQ6nAWXnTrS2LEN FB Group: https://www.facebook.com/groups/755648222930428 Kênh Học Bổng: https://open.spotify.com/show/3x9HLK3PgNzZrarDsM6XF5

Podcasts:

 [s33e08] Lược Sử Vạn Vật : Phần 2. Kích cỡ trái đất :: 7. Vật chất cơ bản | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:42:40

[s33e08] Lược Sử Vạn Vật : Phần 2. Kích cỡ trái đất :: 7. Vật chất cơ bản Phần I – Lạc trong vũ trụ 1. Vũ trụ 2. Hệ mặt trời 3. Vũ trụ của Evans Phần II – Kích cỡ trái đất 4. Kích cỡ của vạn vật 5. Người phá đá 6. Khoa học trong những chiếc răng và xương hàm 7. Vật chất cơ bản Phần III – Thời đại mới 8. Vũ trụ của Einstein 9. Nguyên tử phi thường 10. Khai thác chì 11. Hạt Quark của Muster Mark 12. Trái đất chuyển động  ====== Jared Diamond - Loài Tinh Tinh Thứ Ba====== SGP2020 Podcast Spotify: https://open.spotify.com/show/5ZUiifjgm4ofuyWPiXe5G4 Telegram : https://t.me/s/SGP2020Podcast Twitter: https://twitter.com/SGP2020Podcast 

 [s33e07] Lược Sử Vạn Vật : Phần 2. Kích cỡ trái đất :: 6. Khoa học trong những chiếc răng và xương hàm | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:42:40

Lược Sử Vạn Vật Phần II – Kích cỡ trái đất 4. Kích cỡ của vạn vật 5. Người phá đá 6. Khoa học trong những chiếc răng và xương hàm 7. Vật chất cơ bản Julian Assange

 [s33e06] Lược Sử Vạn Vật : Phần 2. Kích cỡ trái đất :: 5. Người phá đá | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:36:33

Lược Sử Vạn Vật Phần II – Kích cỡ trái đất 4. Kích cỡ của vạn vật 5. Người phá đá 6. Khoa học trong những chiếc răng và xương hàm 7. Vật chất cơ bản Công chúa Ingrid Alexandra của Na Uy

 [s33e05] Lược Sử Vạn Vật : Phần 2. Kích cỡ trái đất :: 4. Kích cỡ của vạn vật. | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:45:46

Lược Sử Vạn Vật Phần II – Kích cỡ trái đất  4. Kích cỡ của vạn vật  5. Người phá đá  6. Khoa học trong những chiếc răng và xương hàm  7. Vật chất cơ bản

 [s33e04] Lược Sử Vạn Vật : Phần 1 - Lạc Trong Vũ Trụ :: 3 Vũ Trụ Của Evans | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:27:22

Lược Sử Vạn Vật Phần I – Lạc trong vũ trụ 1. Vũ trụ 2. Hệ mặt trời 3. Vũ trụ của Evans 4. Kích cỡ của vạn vật 5. Người phá đá 6. Khoa học trong những chiếc răng và xương hàm 7. Vật chất cơ bản

 [s33e03] Lược Sử Vạn Vật : Phần 1 - Lạc Trong Vũ Trụ :: 2. Hệ Mặt Trời | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:24:00

Lược Sử Vạn Vật Phần I – Lạc trong vũ trụ 1. Vũ trụ 2. Hệ mặt trời 3. Vũ trụ của Evans 4. Kích cỡ của vạn vật 5. Người phá đá 6. Khoa học trong những chiếc răng và xương hàm 7. Vật chất cơ bản

 [s33e02] Lược Sử Vạn Vật : Phần 1 - Lạc Trong Vũ Trụ :: 1. Vũ Trụ | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:24:25

Lược Sử Vạn Vật Phần I – Lạc trong vũ trụ 1. Vũ trụ 2. Hệ mặt trời 3. Vũ trụ của Evans 4. Kích cỡ của vạn vật 5. Người phá đá 6. Khoa học trong những chiếc răng và xương hàm 7. Vật chất cơ bản

 [s33e01] Lược Sử Vạn Vật - Giới Thiệu | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:13:20

Xin chào các bạn! Và xin chúc mừng. Tôi rất vui là các bạn có mặt ở đây, chẳng dễ chút nào, tôi biết. Thật ra, tôi nghĩ rằng đó là điều hơi khó khăn hơn so với những gì các bạn nghĩ.  Để bạn có mặt ở đây, hàng tỉ tỉ các nguyên tử trôi dạt phải tập hợp, sắp xếp lại với nhau theo một phương cách vô cùng phức tạp để cấu thành bạn. Đây là sự sắp xếp đặc biệt đến mức trước đây nó chưa bao giờ tồn tại và sẽ không bao giờ có bất kỳ sự sắp xếp nào giống hệt thế này. Trong nhiều năm sắp tới (chúng ta hy vọng thế) những phần tử nhỏ bé này sẽ tham gia hàng triệu các nỗ lực cố gắng khéo léo cần thiết để suy trì sự tồn tại của bạn và giúp bạn trải qua vô số những trạng thái khác nhau trong suốt quá trình tồn tại.  Tại sao các nguyên tử lại phức tạp đến thế là một vấn đề khó hiểu. Thực ra các nguyên tử cấu thành bạn không hề quan tâm đến bạn – thật thế, chúng thậm chí còn không biết rằng bạn có tồn tại. Chúng thậm chí còn không biết được rằng chúng có tồn tại. Xét cho cùng thì chúng là các phân tử không có suy nghĩ, thậm chí chúng cũng không sống động. (Thật thú vị khi biết rằng nếu bạn dùng nhíp tách rời chính mình thành từng nguyên tử một, bạn sẽ tạo ra một đống bụi nguyên tử mịn, không có nguyên tử nào trong số các nguyên tử này đã từng sống động nhưng tất cả chúng lại cấu thành bạn – một con người sống động). Tuy nhiên vì một lý do nào đó trong suốt quá trình tồn tại của bạn, chúng sẽ thỏa mãn một xung lực chính: giúp bạn trở thành bạn.  Tin xấu ở đây là các nguyên tử thường hay thay đổi và khoảng thời gian tồn tại của chúng rất ngắn. Thậm chí cả một đời người cũng chỉ tồn tại khoảng 650.000 tiếng đồng hồ. Và khi khoảng thời gian cực ngắn đó qua đi, vì một số lý do nào đó các nguyên tử của bạn sẽ kéo bạn xuống, phân rã trong im lặng, và biến thành những thứ khác. Và điều đó sẽ xảy ra với bạn. https://youtu.be/8z6y1Soiskk

 CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ 5.0: Điều Gì Đã Đem Triết Học Hy Lạp - La Mã Cổ Đại Đến Thế Kỷ 21 | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:17:01

Thực tế là có rất nhiều người thuộc các cộng đồng Khắc kỷ của thế kỷ 21 cảm thấy rằng đối với một nền triết học, dù có bất cứ điều gì xảy ra ở các thế hệ sau hàng thế kỷ, mà có lẽ sẽ tiếp tục phát triển trong vài thập kỷ tới, những tiếng nói cổ xưa của nó vẫn sẽ còn âm vang một cách sống động.

 [s29e01] Vương Hồng Sển # Sài Gòn Năm Xưa # Phần 1 | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:27:52

Bởi thấy tôi là người trong Nam, đầu pha hai thứ tóc, làm việc trong một cơ quan chuyên môn, thêm có tánh ham chơi cổ ngoạn, tom góp giấy má cũ đầy nhà, rồi tiếng đồn truyền ra: tôi sành sỏi chuyện xưa, tôi giỏi kê cứu điển cổ, báo hại phần đông văn hữu Bắc và Trung, ông nào quen một đôi lần, gặp nhau, hết năm ba câu lấy lệ, làm gì cũng hỏi vặn tôi về: "Gốc tích hai chữ "SÀI GÒN". Nói ư? - Chỉ bày cái dốt của mình ra! Nín ư? - Người cười, càng thêm khó chịu! Thôi thì còn một cách: ôm mớ tài liệu thâu thập bấy lâu - dù hay dù dở, dù chưa bằng bụng, mình biết lấy mình - bày hết, trình hết ra đây - mặc tình các vị xa gần tuỳ thích lựa chọn: "tóc tơ cặn kẽ đuôi đầu," dù chẳng làm nên cái bánh ngon, cũng được tiếng là không xấu bụng! Đối với các bạn nhỏ hiếu học, tôi xin nói lớn: 1) - Chỗ nào các bạn thấy mới, đừng sợ: ấy tôi đã cân nhắc kỹ càng, cứ tin cứ dùng: "coi vậy mà xài được!" 2) - Chỗ nào chưa "êm", nhờ các bạn chỉ giùm, nếu tìm cách bổ khuyết càng tốt, gọi giúp lẫn nhau: già thua trẻ không xấu, mắc cở bậy, hay gì? Đối với các học giả, các bậc lão thành, các vị cố cựu đất Sài Gòn, tôi xin "nghiêng tai nghe dạy, chắp tay đứng hầu". Học giả tiền bối trong Nam, cụ Trương Vĩnh Ký, trong "Excursions et Reconnaissances" (tạp chí về du lãm và thám hiểm), tập số 23. tháng Năm và Sáu năm 1885, có viết một bài khảo cứu Pháp Văn "Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs" (ký ức lục khảo về lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cân). Bài này viết hai mươi lăm năm sau năm Nam Kỳ thất thủ (1859-1885). Nay tôi dựa theo bài ấy làm nồng cốt mà kể tiếp, nhắc lại những sự biến đổi từ thưở đó cho đến ngày Sài Gòn trở về với dân Việt, ngót một trăm năm. Bắt tay vào việc, cốt ý của tôi là muốn cống hiến ra đây mớ hiểu biết lụn vụn và mớ nghe thấy vặt vãnh về Sài Gòn. Cũng nghĩ nếu mãi sụt sè, đến ngày xuống lỗ, chắc gì ôm theo được? (mà chừng đó ôm theo ích gì cho ai?) - Ở đây, tôi chú trọng nhiều nhứt là những đoạn sử buổi giao thời: Pháp - Nam - Chà - Chệc chung đụng, những chuyện "Tây đến Tây đi", những việc chưa ai nói rõ ràng, may tôi được nghe tận tai, hoặc thấy tận mắt, nhiều đoạn do hiểu biết riêng, lắm đoạn nhờ các cố lão thuật lại. Tôi không dám chắc đúng cả, nhưng "ăn trầu gẫm mà nghe" bây giờ chưa nói còn đợi lúc nào? Có nói có cãi, lần hồi mới phăng ra sự thật. Tôi không quên cám ơn anh bạn thân Lê Ngọc Trụ, người nhau rún Chợ Lớn, đã dày công giúp tôi xây dựng tập nhỏ nầy. Cũng như tôi không dám quên ơn tất cả các bạn xa gần đã góp sức cùng tôi, trong số, điển hình nhứt, có anh Mười Minh Tải Đặng Văn Ký, người đồng cảnh ngộ với cụ Trần Trọng Kim Tân Gia Ba thưở nọ. Nay Anh Mười nằm khoảnh làm ẩn sĩ, ấp Đông Nhì, Gò Vấp. Anh không làm gì hết, nhưng anh dày công ủng hộ tôi về mặt tinh thần, giúp thêm ý kiến, và đã đổ nhiều bọt oáp trong khi cùng tôi tìm hiểu địa điểm "Mả Nguỵ" ngày nay nằm nơi đâu! Còn một người nữa, bạn già với nhau, ông Hoàng Xuân Lợi, hoạ sĩ Viện Bảo Tàng. Mấy ảnh chụp khéo, mấy bức địa đồ công phu không có, làm sao tập nhỏ này thành hình? - Bác Lợi, cảm tình chất chứa tận đáy lòng, tôi vội gói làm một gói "tri ân nồng hậu", xin Bác vui nhận. Xuân Mậu Tuất (1958) Xuân Canh Tý (1960) VƯƠNG HỒNG SỂN

 [s32e13] Jared Diamond - Loài Tinh Tinh Thứ Ba : Phần III : Chương 12 | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:32:37

Full List [s32e13] Jared Diamond - Loài Tinh Tinh Thứ Ba : Phần III : Chương 12 ĐƠN ĐỘC TRONG MỘT VŨ TRỤ ĐÔNG ĐÚC. Lần sau nếu bạn ra ngoài vào một đêm thanh, xa khỏi ánh đèn thành phố, hãy nhìn lên bầu trời và cảm nhận vô vàn các vì sao. Tiếp đó thử tìm một cái ống nhòm, hướng nó lên dải Ngân hà và tính xem có bao nhiêu vì sao trốn tránh cặp mắt thường của bạn. Rồi nhìn vào một bức ảnh của tinh vân Andromeda (Chòm sao Tiên nữ) như là nhìn qua một chiếc kính viễn vọng lớn, bạn sẽ thấy số lượng các vì sao thoát khỏi chiếc ống nhòm của bạn lớn đến mức nào.

 [s32e12] Jared Diamond - Loài Tinh Tinh Thứ Ba : Phần III : Chương 11 | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:40:40

[s32e12] Jared Diamond - Loài Tinh Tinh Thứ Ba : Phần III : Chương 11 TẠI SAO CHÚNG TA LẠI HÚT THUỐC, UỐNG RƯỢU VÀ SỬ DỤNG CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN NGUY HIỂM? Thảm họa Chernobyl(46); formandehyde trong những bức tường xây thô; nhiễm độc chì; khói bụi; vụ tràn dầu Valdez(47); kênh đào Love(48); nhiễm độc khoáng chất amiant; chất độc màu da cam… Hiếm có tháng nào trôi qua mà không đi kèm với những bài học cho chúng ta về một phương thức khác nữa mà chúng ta và con cái chúng ta đang bị phơi nhiễm với những hóa chất độc hại do sự lơ là của những người khác. Sự xúc phạm công luận, ý thức về sự bất lực và những đòi hỏi phải có những thay đổi đang tăng lên. Vậy tại sao, sau đó, chính chúng ta lại đối xử với bản thân những điều mà ta không thể chấp nhận để người khác làm với mình. Bằng cách nào chúng ta có thể giải thích nghịch lý rằng rất nhiều người đang hấp thụ, tiêm hay hít vào cơ thể họ một cách có ý thức những hóa chất độc hại, chẳng hạn như cồn, cocain và những chất có trong khói thuốc lá? Tại sao rất nhiều biến thể của việc hủy hoại bản thân có chủ ý này lại là tự nhiên trong nhiều xã hội đương đại, từ những bộ lạc nguyên thủy tới những thành phố có công nghệ hiện đại và trải dài về tận quá khứ ngay khi con người có những tài liệu ghi chép lại. Làm thế nào mà sự lạm dụng thuốc trở  thành một đặc trưng hiển nhiên độc nhất chỉ có ở loài người?  Có một vấn đề vẫn chưa được hiểu biết một cách kỹ lưỡng là tại sao chúng ta lại cứ tiếp tục sử dụng những hóa chất độc hại ấy một khi đã dính vào chúng? Một phần nào đó, là bởi sự lạm dụng các loại thuốc có thể gây nghiện. Thay vào đó, bí ẩn lớn hơn chính là xét cho cùng điều gì đã thúc đẩy chúng ta bắt đầu làm như vậy? Bằng chứng về sự hủy hoại hay những tác hại gây chết người của rượu, ma túy và thuốc lá giờ đây trở nên quá nhiều và quá quen thuộc. Chỉ có sự tồn tại của một vài động cơ phản đối mạnh mẽ mới có thể giải thích tại sao con người hấp thu những  chất độc đó hoàn toàn tự nguyện thậm chí là còn hăng hái. Như thế có những chương trình không ý thức được đang dẫn dắt chúng ta làm những việc mà chúng ta biết là nguy hiểm. Vậy những chương trình đó có thể là gì?  Theo lẽ tự nhiên, sẽ chẳng có cách giải thích đơn lẻ nào hết: những động cơ khác nhau có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau với mỗi người và trong từng xã hội riêng biệt. Chẳng hạn như, một vài người lấy rượu để giải tỏa những ức chế hay là nhập hội với bạn bè, trong khi với người khác, đó là để kìm nén cảm xúc và quên sầu, còn một số khác thì lại thích hương vị của các đồ uống có cồn. Và cũng là lẽ tự nhiên, sự khác biệt của các cộng đồng người và các tầng lớp xã hội trong quan điểm của họ về sự thỏa mãn cuộc đời chủ yếu được giải thích là do những khác biệt về mặt địa lý và giai cấp trong thói lạm dụng hóa chất. Không ngạc nhiên là, việc tự hủy hoại bản thân bằng rượu là một vấn đề nghiêm trọng hơn ở những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao của Ireland so với vùng Đông Nam nước Anh, hay tệ nghiện hút ma túy, cocain thường gặp ở Harlem(49) hơn là trong những khu vực thành thị giàu có. Liệu người ta có thể bị xúi giục để không nhìn nhận việc lạm dụng thuốc như một dấu hiệu đặc trưng của loài người với những căn nguyên về văn hóa và xã hội hiển nhiên, mà không cần tìm kiếm những tiền lệ đã có ở động vật. 

 [s32e11] Jared Diamond - Loài Tinh Tinh Thứ Ba : Phần III : Chương 10 | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:36:47

[s32e11] Jared Diamond - Loài Tinh Tinh Thứ Ba : Phần III : Chương 10 NÔNG NGHIỆP: HỌA PHÚC LẪN LỘN Nhờ có khoa học, chúng ta có những thay đổi sâu sắc trong hình ảnh tự mãn của bản thân. Thiên văn học dạy chúng ta rằng Trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ đơn thuần là một trong chín hành tinh đang xoay trong một thiên hà gồm hàng tỷ những vì sao. Từ kiến thức sinh học, chúng ta biết rằng con nguời không phải được Chúa trời tạo ra một cách đặc biệt mà tiến hóa khoảng 10.000.000 năm về trước cùng với các loài sinh vật khác. Giờ đây, khảo cổ học lại đang phá vỡ một niềm tin thiêng liêng khác rằng: lịch sử loài người trong vòng 1.000.000 năm cuối cùng là một thiên sử thi chỉ bao gồm những tiến bộ.

 [s32e10] Jared Diamond - Loài Tinh Tinh Thứ Ba : Phần III : Chương 9 | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:37:26

[s32e10] Jared Diamond - Loài Tinh Tinh Thứ Ba : Phần III : Chương 9 NGHỆ THUẬT: NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT. Những bức tranh của Georgia O’Keeffe phải chờ đợi rất lâu mới có thể thu hút được sự chú ý của mọi người dành cho tác giả, nhưng các bức vẽ của Siri thì ngay lập tức nhận được sự hoan nghênh khi những nghệ sỹ có hiểu biết nhìn thấy chúng. “Chúng quả là có một sự nhạy bén, quả quyết và độc đáo hết sức” - đó chính là phản ứng đầu tiên của họa sỹ trường phái ấn tượng Willem de Kooning. Jerome Witkin, chuyên gia của chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng, người đang giảng dạy nghệ thuật tại Đại học Syracuse, thậm chí còn hào hứng hơn thế: “Những bức tranh này thật sự rất mê hoặc lòng người và rất, rất đẹp. Chúng quá lạc quan, quả quyết pha lẫn sự hồi hộp, năng lượng đã được dồn nén và điều khiển, thật đúng là không thể tin được… Những bức tranh quá đẹp và tinh tế… Chúng thể hiện một sự nắm bắt đặc điểm cốt lõi, quan trọng nhất tạo nên cảm xúc cho bức  tranh.”  Witkin còn khen ngợi Siri trong việc cân bằng giữa những khoảng màu sáng - tối, và sự sắp đặt cũng như là định hướng của những hình ảnh. Quan sát những bức tranh nhưng không biết ai là tác giả của bức vẽ, ông đã đoán chính xác rằng họa sỹ vẽ chúng phải thuộc giới nữ và có sự quan tâm đặc biệt tới nghệ thuật thư pháp Á Đông. Nhưng Witkin không thể đoán nổi rằng Siri chính là một con vật cao 2,4 mét và nặng tới bốn tấn. Nó chính là một chú voi châu Á đã vẽ tranh bằng cách cuộn bút chì vào vòi của mình.

 [s32e09] Jared Diamond - Loài Tinh Tinh Thứ Ba : Phần III : Chương 8 | File Type: audio/x-m4a | Duration: 00:39:19

[s32e09] Jared Diamond - Loài Tinh Tinh Thứ Ba : Phần III : Chương 8 DUY NHẤT CHỈ CÓ Ở CON NGƯỜI. Phần I và phần II đã trình bày về nền tảng sinh học của Pnhững tính trạng văn hóa duy nhất chỉ có ở loài người. Chúng ta thấy rằng những nền tảng này bao gồm những đặc điểm đặc trưng quen thuộc trong cấu trúc bộ xương, chẳng hạn như chúng ta có hộp sọ lớn và thích nghi với dáng đứng thẳng. Những đặc trưng này cũng bao gồm các đặc điểm của mô liên kết, hành vi cư xử, và nội tiết học liên quan tới tổ chức sinh sản và xã hội của loài người.

Comments

Login or signup comment.